Cách 6: Nhịn ăn (Fasting)
Nhịn ăn là một phương pháp đã được sử dụng bởi nhiều nền văn hoá khác nhau xuyên suốt các thế kỷ như là một cách để gột sạch tâm trí và cơ thể. Những môn đồ nhịn ăn cho rằng một khi bạn vượt qua cơn đói, bạn bắt đầu trải nghiệm mọi thứ sáng rõ hơn, và tuỳ thuộc vào tín ngưỡng riêng bạn có thể có trải nghiệm sâu sắc với thượng đế. Tôi không hẳn là người có tín ngưỡng, nhưng gần đây tôi đã thử nhịn ăn 24h theo tín ngưỡng cổ truyền của người Do Thái; nghĩa là không nạp vào cơ thể cả nước và đồ ăn.
Trải nghiệm của tôi:
Tôi bắt đầu nhịn ăn từ khi mặt trời lặn từ đêm hôm trước sau một bưa ăn đầy đủ. Thay vì ngồi trên ghế bành và nghĩ về miếng pizza còn thừa cả ngày, tôi đặt ra một danh sách nghiệm vụ chiến lược. Cơ bản là, vào buổi chiều ngày hôm sau, tôi đã đi bộ quanh khu mình sống và bước qua nhiều bậc thang để tới một đỉnh đồi lớn. Khi lên tới nơi tôi cảm thấy người nhẹ đi, hơi bay bổng và mệt. Bụng tôi ở thời điểm này đã qua giai đoạn cồn cào. Không biết tôi có đạt được ý tưởng lớn nào trên đỉnh đồi, nhưng tôi thực sự kiệt sức, gần như không thể “suy nghĩ mạch lạc”. Tôi đi bộ xuống đồi và trở về nhà. Sau đó tiếp tục ngồi lên ghế và suy nghĩ về nước uống và đồ ăn. Miệng tôi hơi khô. Tôi thấy đau đầu. Thi thoảng chiếc bụng lại cồn cào nhắc nhở rằng tôi vẫn chưa ăn gì. Tôi nằm đó đến lúc mặt trời lặn rồi đi kiếm vài chiếc bánh kẹp.
Tóm lại, tôi sẽ kết luận rằng nhận thức của mình đã có thay đổi. Tuy nhiên, tôi cảm thấy toàn bộ trải nghiệm hơi mang tính tiêu cực và có lẽ sẽ không được lặp lại trong tương lai gần. Dù cho tôi không phải người theo đạo, tôi nghĩ là nếu có một đấng toàn năng ngoài kia, thì ngài hẳn đã muốn chúng ta ăn và uống chứ không phải tuyệt thực.
Cách 7: Phản hồi sinh học (Biofeedback)
Phản hồi sinh học cho phép bạn theo dõi và điều chỉnh các chức năng sinh lý học mà thông thường khó nhận biết. Nó làm việc này bằng cách cho phép ta ý thức được những hoạt động của cơ thể trên, hiển thị nó dưới dạng âm thanh, hình ảnh hoặc phản hồi xúc giác. Chỉ số được theo dõi bao gồm tần số sóng não (còn gọi là phản hồi nơ ron). Bằng việc sử dụng máy EEG bạn có thể theo dõi sóng não và luyện cho não hoạt động ở những tần số nhất định. Ví dụ, nếu bạn muốn trở nên tập trung hơn, có thể luyện tập não sản sinh trạng thái hyper-alert beta. Tưởng chừng điều này giống khoa học viễn tưởng, nhưng thực ra nó đã được mở rộng nghiên cứu và thực hành khá nhiều, một ví dụ dễ thấy là chính là thiền định.
Trải nghiệm của tôi:
Một ví dụ đơn giản về phản ứng sinh học đó là theo dõi hoạt động của sự căng cơ cổ sử dụng EMG và luyện tập thả lỏng chúng nhằm phòng ngừa cơn đau đầu. Vì thi thoảng tôi hay bị căng cứng cổ và đau đầu, nên tôi quyết định thử xem sao. Tôi tự chế setup EMG cho riêng mình và tham khảo trong đây (hướng dẫn DIY EMG Biofeedback). Tôi thử nó trong vài ngày để xem liệu chúng có giúp ích cho việc thả lỏng sự căng cơ cổ và thấy đây là một liệu pháp đầy hứa hẹn. Càng ngày việc thư giãn cơ cổ trở nên dễ dàng hơn. Dường như với việc luyện tập nhiều hơn tôi sẽ có thể điều khiển cơ tốt hơn mà không cần đến sự trợ giúp của máy EMG. Sở hữu khả năng phòng ngừa cơn đau đầu nhờ việc điều hướng và thả lỏng cơ cũng có thể coi là một cách tinh tế để biến đổi trạng thái tâm thức.
Cách 8: Tắm bằng dầu xô thơm
Tôi được đọc rằng cho dầu xô thơm vào nước tắm ấm có thể làm tăng cảm giác thư thái. Nghe thì tưởng như một phương pháp làm màu, nhưng tôi thấy cái này hiệu quả khá giống với quảng cáo. Mà tôi cần nói trước rằng không nên thử sử dụng khi đang uống đồ có cồn (được cho là có tác dụng gây say mạnh mẽ).
Trải nghiệm của tôi:
Sau vài phút – khá bất ngờ – tôi bắt đầu cảm thấy cơ thể nhẹ hơn. Ban đầu nó khá căng cứng, nhưng sau vài phút nữa một cảm giác thư giãn – rất – rất thư giãn bắt đầu lan toả. Khả năng điều hướng của tôi có vẻ qua đó mà giảm đi chút ít. Tôi với tay bật vòi nước nóng nhưng bị trượt. Và quyết định nằm thả lỏng, không cố với tìm đồ nữa.
Rất thư thái. Tôi nhắm mắt lại. Và lắng nghe âm thanh xung quanh mình. Tiếng nước chảy nhỏ từng giọt từ vòi, tiếng xe cộ chạy trên đường chính cách vài dãy nhà, tiếng chó sủa xa xăm. Thông thường, khi đi tắm tôi sử dụng phần lớn thời gian chìm trong suy nghĩ, nhưng bây giờ chỉ đơn giản là thư giãn và tâm trí sạch khỏi suy nghĩ. Giống như chìm vào một chiếc ghế bành thoải mái nhất thế giới và khó có thể đứng dậy. Như mọi khi, tôi quyết định thoát ra khỏi trạng thái an bình mà chiếc bồn đem lại. Sự thư giãn và nghẹ nhõm tiếp tục kéo dài một khoảng thời gian sau đó.
Cách 9: Nhìn chằm chằm vào ngọn nến
Nghe thì có vẻ ngu ngốc, nhưng nếu bạn ngồi trong căn phòng tối và nhìn chằm chằm vào ngọn nến trong khoảng 10p mà không chớp mắt, bạn sẽ có thể trải nghiệm thoáng qua về ảo giác thị giác. Nó đơn giản quá tới mức nhiều người không tin, nhưng tôi phải đồng ý là nó có hiệu quả.
Trải nghiệm của tôi:
Đầu tiên, hơi khó để tập trung nhìn mà không chớp mắt. Sau khoảng một phút nghiệm vụ này dần trở nên dễ dàng hơn. Mắt của tôi tập trung vào nguồn sáng và dần thả lỏng, sau đó cây nến nhân đôi ảnh. Sau một lúc lâu hơn bắt đầu xuất hiện những vầng sáng màu vàng, đỏ bao xung quanh ngọn nến. Rồi, tôi chớp mắt. Và mọi thứ lại trở về bình thường. Giờ thì cần trải qua các bước trước đó để bắt đầu nhìn thấy ảo giác lại. Lần này khi nhìn thấy một hình cầu và cố thúc đẩy bản thân qua mong muốn chớp mắt. Toàn bộ tầm nhìn của tôi bắt đầu trở lượn sóng và cuối cùng quả cầu trở thành một vệt sáng phát ra từ một quả bóng tròn. Tuy đây chưa phải điều thích thú nhất tôi từng nhìn thấy, nhưng có thể khẳng định đó là ảo giác. Tôi không thể duy trì nó quá lâu, bởi khi nhắm mắt, mọi thứ lại vận động trở về trạng thái bình thường. Khi xong việc, tôi bật đèn trong phòng lên và nhìn thấy một chấm màu xanh đỏ ở ngay chính giữa tầm nhìn, việc này kéo dài khoảng 5p, như một cảnh báo đủ để tôi không thử lại. Tôi cũng không khuyên bạn đọc thử nó.
Cách 10: Trồng cây chuối
Điều này cũng đơn giản, úp ngược từ trên xuống sẽ thay đổi cách bạn nhìn nhận sự vật theo hai cách. Đầu tiên, nó sẽ thay đổi cách tiếp nhận thị giác. Trần nhà trở thành sàn nhà. Đèn cây đổi thành đèn trần. Nhìn chung mọi thứ trở nên kỳ lạ. Ngoài ra, nếu bạn ở trong tư thế này lâu hơn vài giây, máu sẽ bơm thẳng xuống đầu. Quá trình tiến hoá của trái tim không dành cho việc bơm máu chống lại trọng lực và đứng bằng đầu đồng nghĩa với việc máu sẽ ở lại đó nhiều hơn. Sau một thời gian ngắn nó mang lại một sự biến đổi nhận thức nhè nhẹ. Còn với khoảng thời gian lâu, nó có thể dẫn đến những điều tệ hơn như là đột quỵ, đau tim hay mù loà. Tôi không khuyến khích bạn đọc đứng bằng đầu quá lâu.
Trải nghiệm của tôi:
Trong khi loay hoay tìm các đứng ngược bên cạnh ghế sofa, tôi quyết định đứng thẳng cả người xuống bằng cách dựa vào tường. Do ít thực hiện điều này nên có chút khó khăn hơn tôi nghĩ. Tuy nhiên, tôi dựa vào tường, và một khi đã ở trong tư thế thì nó khá vững chãi (trừ việc hơi không thoải mái khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đổ dồn vào cổ). Sau khoảng 30s, định hướng về không gian của tôi đã thay đổi, mọi thứ trở nên lộn ngược.
Tôi giữ tư thế này trong khoảng 2 – 3p và rồi cảm nhận thấy có một lực đập nhoi nhói ở đỉnh đầu. Đây có lẽ là cảm giác bơm lên của máu. Tôi giữ nó trong khoảng 30s và đột nhiên mọi thứ cảm thấy không ổn. Rồi quyết định rằng có lẽ đứng lâu hơn không phải là một ý hay. Tôi cẩn thận trở lại đứng bằng chân và cảm thấy nhẹ đầu và chóng mặt. Ngoài việc bị cứng cổ, còn lại thì mọi thứ đều ổn, và có thể là do tôi tưởng tượng, nhưng tầm nhìn của tôi hình như trở nên sắc nét hơn.