Menu Close

10 cách thay đổi nhận thức tự nhiên không cần thuốc (Phần 1)

By randofo

Tôi tự nhận mình không thuộc tuýp người thích phê pha. Tôi không dùng thuốc. Chưa từng say. Thực tế, lần duy nhất tôi trải qua trạng thái ảo giác mạnh là khi, trái với ý muốn của tôi, một mũi Fentanyl đã được tiêm ngay vào lúc tôi chuẩn bị cho việc phẫu thuật gây mê (và nó thực không phải trải nghiệm dễ chịu). Vậy nên khi tôi mua cuốn “Get High Now (without drugs)”, tạm dịch “Cách Phê Ngay (mà không dùng thuốc)” ở hội chợ sách giảm giá, rất nhiều bạn bè và người thân nghĩ đó là một điều rất khác thường. Rồi khi tôi có ý tưởng sẽ viết một hướng dẫn với cùng chủ đề, thì họ nghĩ tôi có thể đã mất trí. 

Danh sách dưới đây là một số kỹ thuật sử dụng trong việc biến đổi nhận thức. Tất cả đều đã được bản thân tôi kiểm chứng và cảm thấy có tác động nhất định ở một mức nào đó. Điều đó đồng nghĩa rằng tôi đã thử và loại bỏ một vài phương pháp khác có thể có tác dụng với người khác. Trong đó nổi bật có phương pháp Thiền siêu việt (Transcendental Meditation). Tôi không thấy nó có tác dụng với mình ngoài việc khiến chân tôi tê cứng và tạo một tư thế đẹp cho tấm ảnh minh hoạ cho bài viết này.

Tuy 10 phương pháp dưới đây không có cái nào hoạt động giống như việc tiêm một mũi Fentanyl, tất cả những gì tôi có thể nói là nó sẽ khiến bạn biến đổi cảm nhận về thế giới xung quanh theo nhiều cách khác nhau. 

Cách 1: Tự gây mất ngủ

Cơ thể và tâm trí cần sự nghỉ ngơi để tổ chức hoạt động một cách tốt nhất. Khi nó không có đủ điều kiện cần thiết của việc nghỉ ngơi, bộ máy này bắt đầu hoạt động một cách kỳ quặc. Hãy tưởng tượng tới chiếc đồ chơi cho trẻ em với cục pin hết điện. Âm thanh nó phát ra trùng xuống, rè rè, đứt quãng và các bộ phận cử động một cách chậm rãi như thể nó đang gắng hết sức để di chuyển. Theo cách nào đó, đây là hình ảnh ẩn dụ tuyệt vời cho sự thiếu ngủ.

Nếu bạn đã từng trải qua nhiều hơn 24h không ngủ, nhiều khả năng rằng bạn sẽ thấy các hiệu ứng sau khá quen thuộc. Thực tế, càng nhiều ngày không ngủ thì hiệu ứng càng trở nên mạnh mẽ. Một vài ví dụ nhỏ bao gồm hành động kỳ lạ trong tương tác xã hội, phản ứng chậm chạp, và sự nhiễu loạn về cảm nhận cái tôi.

Trải nghiệm của tôi:

Kỷ lục lần thức lâu nhất của tôi là ba ngày rưỡi. Khoảng giữa ngày thứ ba tôi đã cố nói chuyện với mọi người, nhưng chủ yếu chỉ lẩm bẩm một cách rời rạc với âm lượng chỉ đủ mình nghe. Đổi lại, khi mọi người hỏi chuyện thì tôi có đạp lại, nhưng không thể nhớ rõ mình đã nói gì. Tôi cảm nhận có một sự tách rời với môi trường xung quanh. Phản ứng của tôi chậm lại và hành động trở nên vụng về. Tôi vừa đồng thời hiện diện nhưng lại không có mặt ở đó. Đôi khi tôi có thể làm một việc mà không rõ nguyên nhân. Mọi thứ – ngay cả những lo lắng trước mắt – đều xảy ra ở ngoài phạm vi ý thức của tôi.

Trên chuyến tàu trở về nhà, tôi liên tục rơi vào giấc ngủ khi đang đứng. Tôi cố chống cự bằng cách ngồi xuống vài phút rồi lại đứng lên. Cũng có thể tôi đã lẩm bẩm điều gì đó để giữ tỉnh táo nhưng không hoàn toàn nhớ rõ. Có những lúc, tôi khó nhận thức đầy đủ về hành động mình đang làm. Sau 85 tiếng không ngủ, trải qua ba chuyến tàu bất tận trở về nhà, tôi ngả xuống giường và bất tỉnh nguyên 18 tiếng. Toàn bộ trải nghiệm khá là bất cập song tôi lại nghĩ nó khá thú vị.

Cách 2: Binaural beats (Nhịp song âm)

Nhịp song âm được tạo bởi hai tần số âm khác nhau không quá xa ở mỗi tai . Bộ não xử lý nó bằng cách lấp đầy khoảng cách khác biệt và tạo ra âm thứ ba gần giống với hai âm gốc. Ví dụ, nếu bạn phát một âm thanh 400Hz ở một bên tai và 410Hz ở tai còn lại, bộ não sẽ tự tạo ra một song âm khoảng 10Hz. Âm thanh này có thể tương tác với vùng thụ cảm nhất định trong não.

Có năm trạng thái nhận thức mà bộ não vận hành là Gamma (>40 Hz), Beta (13 – 39 Hz), Alpha (7 – 13 Hz), Theta (4 -7 Hz) và Delta (<4 Hz). Phổ tần số càng giảm, nhận thức, sự tập trung và khả năng cảnh giác cũng giảm dần, và bạn dần chuyển vào trạng thái giống như thiền, cho tới khi cuối cùng bạn rơi vào giấc ngủ delta sâu. Có rất nhiều website với những clip âm thanh khác nhau tạo ra nhiều trạng thái khác nhau (trừ gamma, do rằng tần số để tạo ra nhịp song âm không thể lớn hơn 30 Hz). Bằng cách nghe những âm thanh đặc biệt được tối ưu để tạo ra những trạng thái não bộ khác nhau, điều này có thể tạo ra biến đổi nhận thức.

Trải nghiệm của tôi:

Tôi kỳ vọng không nhiều, nhưng đáng ngạc nhiên, phải nói rằng việc nghe những âm thanh này có tác động lên trạng thái nhận thức của tôi. Ngoài việc liên tục thấy sự hiện hữu sự vang vọng của âm thứ ba, tôi còn trải nghiệm sự thay đổi tâm trạng tuỳ thuộc vào thể loại âm thanh đang được nghe. Khi nghe nhạc sóng não Alpha, sau vài phút tôi bắt đầu cảm thấy rất bình tĩnh. Còn khi nghe âm thanh Beta, tôi lại cảm thấy có chút bồn chồn và kích động. Có điều gì đó ở những đoạn âm thanh này mà không chỉ đơn thuần là hiệu ứng giả dược (placebo effect).

Để trải nghiệm, bạn có thể tìm hiểu về iDosing hoặc thử nghiệm trị liệu sóng não bằng nhịp song âm với thiết bị Audio-Visual Entrainment tại Float Meditation – Thiền Nổi:





Cách 3: Hypnagogic Induction

Liệu pháp Hypnagogic Induction, dịch ra là kích thích ý thức trong trạng thái mê man, là một phương pháp để duy trì trạng thái theta liên tục. Đây thường không phải điều dễ đạt được, khi mà trạng thái theta là quãng chuyển giao giữa trạng thái cảnh giác (beta) và ngủ sâu (delta). 

Mục đích của phương pháp này là cho phép não bộ tiến vào trạng thái theta và ở trong theta lâu nhất có thể. Điều này có thể đạt được bằng cách giữ cho tay ở tư thế thẳng đứng trong lúc đi vào giấc ngủ. Khi cơ thể trượt khỏi nhận thức, cánh tay sẽ rơi xuống đủ để bạn tỉnh táo và đưa tay về tư thế cũ. Lý tưởng hơn, hãy kết thúc bằng việc ghi chép lại những suy nghĩ xảy ra trong lúc bạn vừa trải nghiệm semi-lucid và tâm trí thang thang. Tuy nhiên, bạn sẽ thường kết thúc bằng việc chìm vào giấc ngủ.

Trải nghiệm của tôi:

Lần đầu tiên thử điều này, tôi chỉ có thể duy trì trạng thái đó một vài lúc trước khi cánh tay đầu hàng và rơi xuống. Càng thử lại nhiều lần, tôi càng kéo dài thời gian duy trì trạng thái đó. Vào một tối nọ tôi cố thử lặp lại bài tập khoảng 5-10 hiệp. Nhận thấy rõ ràng hơn các suy nghĩ sau mỗi lần cố tỉnh táo để giữ tay ở vị trí cũ. Ở vài lần đầu có đôi chút khó khăn để gợi lại những suy nghĩ vừa xảy ra. Xong sau một thời gian, nó trở nên dễ dàng hơn, nhưng vẫn có vài khoảng trống khi cố nghĩ về tất cả các sự kiện vừa chiếm hữu tâm trí tôi. Trong khi trạng thái tâm thức này thú vị để trải nghiệm, và việc duy trì mẹo này khá vui, nhưng tôi không thể nói mình đạt được nhiều giá trị gì khi làm việc này.

Cách 4: Tự thôi miên

Trải nghiệm:

Có rất nhiều cách tự thôi miên, nhưng hầu hết đều sở hữu điểm tương đồng nhất định. Tôi đã thử qua một số và tìm được một cách tiếp cận phù hợp. 

Bắt đầu bằng việc tạo ra mantra (câu chú) về một điều mà tôi muốn thay đổi. Tôi viết nó ra để khắc cốt ghi tâm và để sang một bên. Sau đó nằm yên vị trên một chiếc ghế thoải mái. Nhắm mắt lại và thở sâu. Tôi kéo căng các cơ trong vài giây rồi thả lỏng. Tôi di chuyển sự chú ý tới cảm nhận cơ thể một lượt từ đỉnh đầu tới chân, tự nói với bản thân mình đang thả lỏng các cơ (vai, tay, ngực,…). Tiếp tục thở sâu tôi thấy cơ thể bắt đầu chầm chậm thư giãn và chìm xuống. Giờ đây tôi đang ở trong một hang động tối. Có một hồ nước trong hang. Tôi bước xuống và tiếp tục tiến sâu hơn. Tự nói với mình rằng nước đang chạm tới mắt cá chân, đầu gối, cổ tay,… Tôi cảm nhận thấy cơ thể dần ngứa râm ran khi cơ thể cố tiến sâu hơn vào hồ nước. Cuối cùng, tôi chìm hoàn toàn và trôi nổi trên hồ nước đen vô tận.

Tự nói với mình rằng cơ thể đang hoàn toàn thư giãn. Có ý nghĩ rằng mình đang chìm sâu hơn và sâu hơn. Tôi nhắc lại câu mantra vừa được viết xuống trong đầu. Sau một khoảng thời gian tôi dần kéo mình trở lại vị trí ban đầu, quay về với chiếc hồ bơi. Cơ thể từ từ nổi lên mặt nước. Từ đỉnh đầu, hai vai, rồi cổ tay,… Sau cùng tôi bước ra khỏi hồ nước và bước ra ngoài hang động. Mở mắt chậm chậm và ngạc nhiên với 20 phút vừa trôi qua.

Mặc cho những hoài nghi cá nhân, tôi đã đưa bản thân vào trạng thái thôi miên và trở lại. Ngoài khía cạnh tự thư giãn, thực sự tôi đã cảm nhận có sự dịch chuyển sang trạng thái khác. Có thể nói rằng nó giống như chìm vào tiềm thức, chạm tới những ký ức bị bỏ quên. Thực sự rất khó diễn tả, nhưng nó khá thú vị. Tôi không biết liệu những mantra đã được để lại trong tiềm thức có lưu lại hiệu ứng lâu dài, tôi cũng không rõ.

Cách 5: Bể cách ly giác quan (Float tanks)

Ý tưởng về bể cách ly giác quan khiến tôi cảm thấy choáng ngợp từ khi được biết tới lúc còn học đại học. Ban đầu, tôi có chút hoài nghi. Sau này, khi đã hiểu được nhiều hơn về tâm trí, tôi đã dần bị thuyết phục bởi rằng liệu pháp này thực sự hiệu quả trên lý thuyết. Tôi quyết định tự mình kiểm nghiệm để xem liệu nó có tạo một trải nghiệm khác biệt nào không. Vậy nên vào một buổi chiều, tôi tìm tới một Float center ở Oakland để thử nghiệm.

Trải nghiệm của tôi:

Khi tới trung tâm Float tôi đã bị thu hút bởi không gian ấm cúng. Nó giúp tôi đỡ lo lắng hơn khi chuẩn bị bước vào một chiếc hộp chứa đầy nước muối. Vì là lần đầu tiên float, nên tôi trải qua 10” giới thiệu ban đầu. Nhân viên giới thiệu sơ qua một chút về lịch sử hình thành của chiếc máy, bí ẩn khoa học đằng sau nó, và cuối cùng là những hướng dẫn nên mong chờ gì từ trải nghiệm này hay cách xử lý cảm xúc, và cách nằm thư giãn bên trong bể. Tóm tắt lại thì bể được chứa đầy với nửa tấn muối epsom và được pha trong nước sâu 25cm. Không cần biết bơi, bạn chắc chắn sẽ nổi. Rất khó để nằm sấp ngược lại, nếu bạn có thử thì có lẽ sẽ phải hối hận vì cay mắt. Vì vậy, khả năng ngủ quên hay bị đuối nước là hoàn toàn không có. Bạn nằm thẳng lưng, làm sạch tâm trí và đi vào trạng thái thiền sâu. Những người mới thường sẽ đạt được trạng thái theta trong thời gian dài nằm trong chiếc máy, nhưng với vài sự luyện tập, bạn có thể ngủ sâu trong trạng thái delta.

Sau khi nghe hướng dẫn, tôi bước vào buồng cởi bỏ quần áo, tắm tráng, bước vào bể và đóng cảnh cửa phía sau. Sẽ mất một khoảng thời gian để làm quen với môi trường xung quanh. Một khi đã cảm thấy thoải mái hơn tôi bắt đầu thử tiến vào giấc ngủ. Tôi không thể. Tôi thực sự cảm thấy tỉnh táo trong suốt quá trình. Một khoảng thời gian trôi qua, đột nhiên tôi có cảm giác thân thể chìm xuống còn đầu lại nổi lên. Thử đổi tư thế để chống lại cảm giác này, nhưng rồi nhận ra cơ thể mình chưa hề dịch chuyển. Sau đó tôi lại thử đi vào cảm giác trôi nổi đó. Tôi có thể cảm thấy mình xoay vòng đủ hướng mà không thực sự di chuyển cơ thể. Tôi đã cảm thấy mình ở trong trạng thái khác tương đồng như lúc tự thôi miên mà không cần phải thôi miên chính mình. Tất cả những gì cần làm là trèo vào bể và nằm đó.

Sau một lúc, tôi thấy khó nhận biết mắt đang nhắm hay mở. Tôi bắt đầu thấy những hình ảnh ảo mộng. Thường là những vòng tròn ở tâm chính giữa bay lơ lửng hoặc là tưởng tượng mình đang nằm trêm con thuyền lênh đênh trên biển khoác ánh trăng vàng. Tôi có thể nhìn thấy ánh trăng. Điều này kéo dài khoảng 15p sau đó tôi cảm thấy hơi chóng mặt và nôn nao. Tới thời điểm này tôi bắt đầu nhận ra, có lẽ cố gắng tưởng tượng mình đang xoay vòng. Tôi lại quay trở về với sự yên bình và tĩnh lặng. Tôi tìm thấy một vị trí mà ở đó tôi không thể bị dịch chuyển và được ôm ấp từ mọi phía bởi vũ trụ. Nó khá là tuyệt vời. Tôi thích điều này. Cuối cùng tôi cũng bắt nhịp được với trải nghiệm trong chiếc bể và rồi khi nghe thấy 3 tiếng gõ trên cánh cửa, tôi biết đã đến lúc ra ngoài tắm rửa. 

Khi tôi đứng dậy, tôi hơi mất thăng bằng và chuếnh choáng một chút, nhưng lại có một cảm giác bình thản kỳ lạ bao trùm cơ thể. Không thể lý giải nó. Khi tôi trở xuống dưới sảnh chờ và uống một tách trà (buổi float kết thúc với một ly trà và đạt điểm A+ cho toàn bộ trải nghiệm), tôi có một cảm giác kỳ lạ. Không thể nhớ mình từng có trải nghiệm nào giống như vậy. Tôi chắc chắn sẽ cân nhắc việc thử lại và giới thiệu nó cho những ai đang tò mò.

Tại Việt Nam, bạn có thể ghé thăm Float Hanoi và Float Saigon để trải nghiệm liệu pháp này. Tìm hiểu thêm tại: floatvietnam.com

premium bootstrap themes
Summer Sale 2024
Đăng ký nhận mã giảm giá
I agree with the term and condition
No, thanks