Chỉ cần sử dụng một quả bóng bàn để trải nghiệm ảo giác và trạng thái ý thức khác.
Ảo giác là điều hết sức bình thường
Ảo giác hay một trạng thái nhận thức ảo diệu không phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần và cũng không cần thiết đến từ việc sử dụng các loại chất hay tu luyện trường kì. Mọi người đều có thể trải nghiệm ảo giác và trạng thái ý thức bị biến đổi một cách an toàn thông qua hiệu ứng Ganzfeld.
Hiệu ứng Ganzfeld
Ganzfeld là một trường hình ảnh không có cấu trúc thống nhất, không có đặc điểm nổi bật và chỉ gồm một màu sắc duy nhất. Dù cho bạn đang nhìn thấy trường Ganzfeld, nhưng não của bạn nhận được một tín hiệu duy nhất không thay đổi – khác hẳn với tín hiệu thị giác thông thường bao gồm những hình thù khuôn mẫu. Kết quả là, các kích thích thần kinh trong vỏ não (nơi xử lí tín hiệu thị giác) tự tăng lên và bạn bắt đầu nhìn thấy những thứ không xuất phát từ kích thích thật bên ngoài mà hoàn toàn được tiềm thức “vẽ ra”.
Ngắn gọn mà nói, hiệu ứng Ganzfeld khai thác các khuynh hướng gán ghép ý nghĩa và khuôn mẫu cho mọi thứ của tâm trí (pareidolia – apophenia), dẫn đến các hiệu ứng ảo thị. Do trường ganzfeld không đem lại thông tin thị giác thực nào cả, nên tâm trí bạn bắt đầu đi giải nghĩa cái thứ mà nó đang thấy dựa trên tiềm thức. Hiệu ứng Ganzfeld cũng có thể đưa bạn vào trạng thái nhận thức khác. Điều này khiến cho hiệu ứng này trở thành một yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu tâm lí học và các hiện tượng siêu nhiên, mặc dù cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào về ủng hộ khái niệm “thần giao cách cảm Ganzfeld” (Theo Wackerman, Putz và Allefeld, 2008).
Đặt 2 nửa quả bóng bàn lên mắt bạn, lúc này tầm nhìn của bạn chẳng còn gì ngoài một màu cam bao phủ toàn bộ trước mắt bạn – đó chính là trường thị giác Ganzfeld. Lúc này tâm trí của bạn sẽ nhìn thấy nhiều thứ hơn bạn nghĩ. Khi mắt bạn quét qua trường ganzfeld, não bạn bắt đầu cố gắng xử lí những gì bạn đang thấy và áp đặt những khuông mẫu lên đó, và nó sử dụng dữ kiện tiềm thức để làm điều này – và sinh ra các hiệu ứng thị giác. Có thể nói, các hiệu ứng ảo thị bắt đầu xuất hiện xuất phát từ sâu trong tiềm thức của bạn. Nếu như gieo mình xuống một dòng nước lạnh giá là một cú sốc với hệ thần kinh trung ương, thì gieo mình vào thế giới “nội tâm” sẽ giúp bạn cải thiện cảm xúc, thay đổi quan điểm của bạn, và thậm chí giúp bạn tăng cường khả năng sáng tạo.
Các ảo giác này được định hình bởi kiến trúc thần kinh (Neural Architecture) (theo Johns 2005, Wild & Busey, 2004) và bị chi phối bởi tính cách, sự mong đợi, và những trải nghiệm trong quá khứ của bạn (Theo Partos, Cropper, Rawling, 2016)
Phương pháp thực hiện
Chuẩn bị
- Một quả bóng bàn cắt làm đôi và một nguồn sáng cố định tốt nhất là màu đỏ (bóng đèn).
- Một nơi nằm nghỉ êm ái và tai nghe.
- Một file nhạc pink noise (hoặc white noise) lặp đi lặp lại(https://www.youtube.com/watch?v=l-Otlgr2Du4)
Các bước thực hiện
- Nằm yên vị trên đệm, nơi mà sẽ không có tác nhân gây mất tập trung nào về xúc giác.
- Đeo tai nghe và bật nhạc pink noise để gây bão hòa thính giác.
- Dán băng dính 2 nửa bóng bàn lên mắt bạn, theo cách bất kì mà bạn cảm thấy thoải mái. Mọi sự xao nhãng xúc giác cần được giảm thiểu tối đa. Sự cách li giác quan rất quan trọng.
- Giữ cho mắt bạn mở :))
- Thư giãn và quy phục trước cảm giác “chán”6. Sau một lúc, bạn sẽ vào TRIP!!
Mẹo
- Dùng dao khéo léo bổ đôi quả bóng bàn, nhớ dùng dũa mài phần viền để tránh làm tổn thương da quanh mắt bạn =))
- Bạn phải thật sự kiên nhẫn trong khoảng 15-20 phút đầu. Có trường hợp cần tới 60 phút hoặc thử nhiều lần.
- Có một cách khác tốn kém hơn đó là thử trải nghiệm cách ly giác quan (sensory deprivation) trong bể Float Tank. Mức độ cách ly giác quan sẽ cao hơn là nằm ở nhà với hai nửa quả bóng dán lên mắt bạn, và chi phí cũng tỉ lệ thuận.
Mọi người xem clip người ta thử nghiệm hiện tượng này ở đây:
Nguồn: https://medium.com/sike…/the-abyss-gazes-back-b8afb15b8f7c
Chúc bạn có hành trình tốt với tiềm thức