Menu Close

Khám phá Nhận Thức không dùng Chất với Bể cách ly giác quan (Sensory Deprivation Tank)

Trong phim Stranger Things, Cách Ly Giác Quan – Sensory Deprivation hay Floating có thể cho phép Eleven kích hoạt năng lực trí não và mở ra cánh cửa tới một vũ trụ khác. Nhưng trong đời thực, việc nổi lềnh bềnh trong một bể đầy nước ấm có tác dụng gì? Tại sao người ta tìm tới trải nghiệm này?

ĐỊNH NGHĨA & LỊCH SỬ

Sensory Deprivation Tank (bể cô lập giác quan) – một buồng kín sáng và âm thanh chứa đầy nước muối khoáng với nhiệt độ bằng nhiệt độ da người có khả năng giảm thiểu các kích thích giác quan tới mức tối đa – có thể giúp bạn khám phá ra nhiều thứ về tâm trí của mình. Đây là một liệu pháp thư giãn còn có tên gọi là floating (thiền nổi).

Vào năm 1954 khi nhà thần kinh học John C. Lilly tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với tâm trí con người khi các kích thích giác quan biến mất. Ông phát minh ra một loại bể nước mà ở trong đó, bạn có thể nổi như trong môi trường không trọng lực. Nước được giữ ở nhiệt độ bằng nhiệt độ da người – khoảng 34 độ C.

Bên trong bể không hề có ánh sáng, không có âm thanh. Mọi thứ yên tĩnh đến nỗi bạn có thể nghe thấy từng thớ cơ của mình co giãn. Độ nổi của nước khiến bạn như đang lơ lửng trong không trung. Nhiệt độ không khí và nước bằng nhiệt độ da, khiến cho bạn không thể nhận biết được đâu là nước đâu là không khí và cảm thấy như mình đang trôi nổi trong một không gian vô định.

NGƯỜI ĐẦU TIÊN SỬ DỤNG SENSORY DEPRIVATION

John C. Lilly là một nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực điện não. Ông cũng là cha đẻ của ngành giao tiếp liên loài giữa con người với cá heo, cá voi. Ông cũng đã từng thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu với các chất hướng thần như LSD và đã dành nhiều thời gian khám phá bản chất nhận thức con người trong bể cô lập giác quan. Đặc biệt là các nghiên cứu trên thường đi cùng nhau và được John Lilly thực hiện trên chính bản thân mình. Giai thoại kể rằng, có lần John Lilly sử dụng ketamine IV (truyền máu liên tục) suốt 4 ngày trong bể float và báo cáo ông đã có một kì nghỉ 4 tuần.

Trong một số thử nghiệm đầu tiên, tình nguyện viên tham gia nghiên cứu phải nhấn chìm mình trong nước, đeo mặt nạ với ống thở kết nối với bình O2. Trong những phiên bản sau, người tham gia chỉ việc nằm ngửa, nổi trên mặt nước muối đặc trong một chiếc bể trông khá giống “quan tài” – hoàn toàn tối đen và yên tĩnh. Nhờ những thí nghiệm ngày càng “điên rồ”, Lilly sau đó trở thành một biểu tượng hippie – tương tự Timothy Leary. Ông nghiên cứu cách giao tiếp với cá heo (được cường điệu hóa trong bộ phim The Day of the Dolphine bởi Mike Nichols) và trở nên nổi tiếng nhờ những thí nghiệm Float sau khi đã tự nạp cho mình những chất thức thần cực mạnh (được cường điệu hóa trong bộ phim Altered States bởi Ken Russell).

Theo John Lilly, trải nghiệm trong bể sensory deprivation cũng tương tự như một cầu nối với các thực tại khác. Lilly cho rằng trải nghiệm trong bể này đã cho phép ông giao tiếp với các sinh vật từ một nền văn minh cao cấp hơn. Ông nhận xét rằng với bể cô lập giác quan ông có thể vẽ ra một giấc mơ phức tạp và đắm mình trong đó. Cuộc đời và Trải nghiệm của John chính là cảm hứng cho bộ phim Altered States (video).

THỰC SỰ THÌ ĐIỀU GÌ XẢY RA TRONG FLOAT TANK?

Nhà hài kịch Joe Rogan đã miêu tả gặp nhiều loại ảo giác, các trạng thái tự thức cao cấp. Tuy nhiên những trải nghiệm như này khá hiếm gặp trong lời kể của phần lớn người dùng. Trong số những báo cáo trải nghiệm được ghi nhận thì trải nghiệm thoát xác và mất cảm nhận về thời gian là thường thấy nhất. Ngay cả nhà vật lí lỗi lạc Richard Feynman thuật lại ông đã gặp ảo giác và sự thoát xác khi sử dụng buồng cô lập giác quan.

Các trải nghiệm được thuật lại thường có điểm tương đồng với những người có kinh nghiệm sâu sắc về thiền, thậm chí cả hai liệu pháp này đã được chứng minh có liên hệ thông qua biểu hiện giảm sóng não alpha và tăng sóng não theta – rất giống như khi não bộ thư giãn khi ngủ.

Trải nghiệm thiền nổi với mỗi người đều khác nhau – một số người thấy ảo giác, trải nghiệm thoát xác hay một sự tự xét sâu sắc, một số thì thấy thư giãn và an lạc. Nhìn chung, những trải nghiệm này có nhiều điểm chung với trải nghiệm từ các thiền gia khi thực hành thiền định. Các nghiên cứu cho thấy cả hai phương pháp thiền thông thường lẫn float đều gây ra sự thay đổi về sóng não từ trạng thái alpha sang theta.

Ảo giác khi float là điều rất bình thường

Khi mà não bộ không còn nhận tín hiệu từ bên ngoài – não bộ sẽ tự tao ra kích thích (Hiệu Ứng Ganzfeld). Nhiều floater trải nghiệm ảo giác ở trong môi trường bể float. Não bộ được thư giãn cho phép bạn hình dung các hình ảnh một cách rõ rệt hơn bình thường rất nhiều.

Não bạn sẽ phản ứng ra sao khi không còn tín hiệu từ bên ngoài?

Mỗi người có một trải nghiệm riêng, tuy nhiên có thể thấy một vài điểm chung trong các báo cáo trải nghiệm cô lập giác quan:

Seth Stevenson (báo Slate) có một trải nghiệm khá thú vị:

“Trong khoảng 15 phút đầu, tôi tự hỏi tôi đang làm gì ở đây. Tôi nghĩ về đủ thứ, cảm thấy chán. Tôi tưởng tượng mình chuẩn bị bước ra khỏi bể ngay. Đột nhiên một điều kì diệu xảy ra. Nếu bạn đã từng dùng chất thức thần như LSD, bạn hẳn thể biết cảm giác rờn rợn khi thuốc bắt đầu có tác dụng ấy. Cơ thể tôi như đang muốn nói rằng “điều gì đó chuẩn bị xảy ra, có gì đó đang xảy ra”. Não tôi hoạt động một cách loạn lạc. Bỗng dưng, mọi thứ thật yên tĩnh. Tôi nhận ra mình đang ở trong một trạng thái nhận thức khác lạ.”

Sau một khoảng thời gian trong vô định, bạn đối diện với tâm trí của mình. Một khi cơ thể bắt đầu quen với trạng thái không còn kích thích bên ngoài, não bạn thư giãn và tiết ra ít hormone stress hơn. Sóng não đi từ trạng thái alpha (tỉnh táo suy nghĩ) sang trạng thái theta – trạng thái não bộ trước khi đi vào giấc ngủ và khi vừa mới tỉnh dậy. Thông thường chúng ta chỉ trải nghiệm trạng thái này một vài phút trong ngày. Thông qua luyện tập, trải nghiệm trạng thái theta kéo dài giúp chúng ta tư duy trừu tượng tốt hơn.

Ai cũng trải nghiệm trạng thái theta – tuy nhiên phần lớn rơi vào giấc ngủ ngay khi đạt đến trạng thái này. Bể float là một công cụ giúp đạt được và duy trì trạng thái tuyệt vời này mà không cần hàng năm luyện tập như các thiền gia.

“Chúng tôi đã từng chào đón một nhà sư Thiền Tông tới thăm phòng thí nghiệm, và ông hỏi rằng liệu mình có thể thử trải nghiệm bể Float trong một giờ được không. Phần lớn cuộc đời ông đã dành để thiền định hàng ngày từ 4-5 giờ hoặc hơn. Ông cho rằng mức độ tĩnh tâm mà ông đạt tới trong bể Float có thể nói là hiếm gặp – hầu như ông chỉ đạt tới độ lắng tâm như vậy một lần mỗi năm ở môi trường hành thiền của ông. Ông ngạc nhiên khi có thể đạt tới trạng thái ấy ở một nơi nằm ngay gần quảng trường Times Square.”
– Peter Suedfeld – một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực trị liệu giảm thiểu kích thích ngoại vi.

(https://slate.com/…/sensory-deprivation-flotation-tanks…)

After Float

Hầu hết báo cáo sau buổi Float, cả cơ thể lẫn tâm trí bỗng trở nên nhẹ bẫng và an lạc. Một số người cho biết có một cảm giác “high” rất khác biệt, giống như đang lucid dream vậy. Nghiên cứu năm 2011 đã cho thấy “sau buổi float, sinh viên có điểm số sáng tạo cao hơn trước khi tham gia.”(https://psmag.com/…/flotation-isolation-boosts…)

“Một lợi thế tuyệt vời của floating đó là nó tăng cường sự sáng tạo và nuôi dưỡng cảm hứng. Sau một buổi float trong môi trường yên tĩnh, các giác quan trở nên nhạy cảm hơn… màu sắc trở nên sống động hơn, mùi hương thơm hơn và vị giác của bạn cảm thấy ngon hơn hẳn.”

Kết lại, sensory deprivation – floating là một trải nghiệm khác nhau với mỗi người. Có lẽ với những bộ não nhạy cảm và sáng tạo, đây có thể là một phương tiện đưa bạn đi du hành trong những chiều không gian kì lạ hay chỉ đơn giản là một liệu pháp thư giãn sâu giống như thiền.

Đọc thêm: Get high một cách tự nhiên với Float Tank

Nguồn: Float Vietnam 
@ MindHackers Vietnam 

Liệu pháp này có mặt ở HN và HCM rồi nhé các bạn!!!

ƯU ĐÃI TẾT 2024

BioHacking - Bí quyết chiến thắng Trò chơi cuộc sống


Đăng ký nhận mã giảm giá